Call Margin là gì? Margin là gì? Cách Giải thích Dễ Hiểu Nhất
Margin là gì?
Margin trong chứng khoán có nghĩa đen là tiền đặt cọc, và hiểu theo nghĩa thông dụng margin là đòn bẩy tài chính hay tỷ lệ cho vay của công ty chứng khoán cho nhà đầu tư vay để mua chứng khoán.
Tỷ lệ cho vay tùy thuộc và từng thời điểm, từng công ty chứng khoán và tùy vào giá trị tiền, giá trị chứng khoán của nhà đầu tư.
Ví dụ 0: nhà đầu tư đang có tài sản là 200 triệu (cả cổ phiếu và tiền), CTCK cho phép NĐT mua đến 300 triệu, như vậy tỉ lệ đòn bẩy là 1:1.5. Nếu CTCK cho phép NĐT mua đến 400 triệu, thì tỉ lệ đòn bẩy là 1:2 và nếu CTCK cho phép NĐT mua đến 600 triệu, như vậy NĐT có được tỉ lệ đòn bẩy là 1:3 hoặc có khi cao hơn
Để kiểm soát được rủi ro đối với khoản tiền cho nhà đầu tư vay thì công ty chứng khoán sẽ thay đổi chính sách cho vay tùy từng thời điểm. Thị trường tốt cho vay nhiều hơn, thị trường xấu cho vay ít hơn. Hoặc cổ phiếu có thông tin xấu bất thường cũng sẽ bị thay đổi tỉ lệ cho vay.
Tuy nhiên để đảm bảo được kết quả đầu tư theo hướng tích cực thì tỷ lệ vay 1.2 được cho là phù hợp nhất.
Ví dụ 1: Cổ phiếu tăng giá sau khi mua, nếu NĐT có 200 triệu, được CTCK cho dùng tỉ lệ đòn bẩy tối đã là 1:2 để mua lượng cổ phiếu AXZ có giá trị 400 triệu. Khi mua xong tăng lên 10%, NĐT sẽ lãi thêm 40 triệu, lãi gấp 2 lần so với việc không dùng margin. Giá trị tài sản ròng lúc này là 440 triệu.
Ví dụ 2: Cổ phiếu giảm giá sau khi mua, nếu NĐT có 200 triệu, được CTCK cho dùng tỉ lệ đòn bẩy tối đã là 1:2 để mua lượng cổ phiếu AXZ có giá trị 400 triệu. Khi mua xong giảm 10%, NĐT sẽ giảm 40 triệu, lỗ gấp 2 lần so với việc không dùng margin. Giá trị tài sản ròng lúc này là 360 triệu.
Qua 2 ví dụ trên cho thấy cần phải cân nhắc kỷ khi dùng Margin, vì tỷ lệ lãi hay lỗ sẽ là tỷ lệ thuận với tỷ lệ vay Margin.
Call Margin khi nào?
Call Margin khi: tỷ lệ giá trị thực có trên tổng giá trị chứng khoán nhỏ hơn tỷ lệ Call Margin công ty chứng khoán cho phép .
Ví dụ 3: Công ty chứng khoán A cho tỷ lệ Call Margin là 30% (đây cũng là tỷ lệ phổ biến nhất)
Ví dụ nhà đầu tư có 100 triệu, được công ty chứng khoán cho dùng tỉ lệ đòn bẩy tối đa là 1:2 để mua lượng cổ phiếu AXY có giá trị 200 triệu.
Khi mua xong giá giảm xuống 27%, Giá trị tài sản ròng lúc này là 146 triệu. Như vậy tiền đầu tư ban đầu nhà đầu tư còn lại là:
146 triệu - 100 triệu = 46 triệu
Tỷ lệ lúc này là: 46 triệu/146 triệu = 31.5% vậy vẫn còn lớn hơn ngưỡng Call Margin cho phép là 30%. Nên chưa bị Call Margin
Trường hợp khi mua xong giảm 30% thì giá trị tài sản ròng lúc này là: 140 triệu. Như vậy tiền đầu tư ban đầu của nhà đầu tư còn:
140 trieu - 100 triệu = 40 triệu
Tỷ lệ lúc này là: 40 triệu/140 triệu = 28.6% như vậy lúc này nhà đầu tư sẽ bị Call Margin vì nhỏ hơn tỷ lệ Call Margin là 30%.
Trường hợp này nếu nhà đầu tư không muốn bị CTCK bán một phần cổ phiếu để tài khoản đạt ngưỡng Call Margin cho phép thì phải nộp và một số tiền tương ứng khoảng trên 2 triệu để có tỷ lệ lớn hơn Call Margin là 30%.
Để dễ dễ hình dung nhất về tài khoản mình khi nào có thể bị Call Margin (tỉ lệ vay 1:2) ta tính như sau: Lấy giá trị tài khoản thực có, chia cho giá trị chứng khoán và so sánh với tỷ lệ Call Margin của công ty chứng khoán cho phép (tỷ lệ Call Margin của các công ty chứng khoán thường là 30%)